Header Ads Widget

Tập đoàn Toyota

Nổi tiếng trên toàn thế giới, Toyota (Toyota Jidosha Kabushiki-gaisha) là một tập đoàn đa quốc gia có trụ sở chính tại Nhật Bản. Vào quý 1 năm 2008, Toyota là nhà sản xuất ôtô lớn nhất trên thế giới về sản lượng bán hàng. Toyota là nhà sản xuất xe hơi duy nhất có mặt trong xếp hạng nhóm 10 thương hiệu đứng đầu. Vào năm 1934, trong khi vẫn là một bộ phận của tập đoàn công nghiệp Toyota, tập đoàn xe hơi Toyota đã đưa ra sản phẩm đầu tiên của mình là động cơ loại A và đến năm 1936, họ cũng đã có chiếc xe khách đầu tiên mang tên Toyota AA.

Tập đoàn được thành lập vào năm 1937 sau khi ông Kiichiro Toyoda tiếp quản tập đoàn Công nghiệp Toyota của cha mình để sản xuất ôtô. Toyota sở hữu và sản xuất các loai xe mang nhãn hiệu Toyota, Lexus, Scion, nắm giữ phần lớn cổ phần trong Daihatsu Motors, và một số cổ phần tập đoàn Công nghiệp Fuji Heavy, Isuzu Motors, và tập đoàn sản xuất tàu biển, ô tôvà động cơ Yamaha. Tập đoàn có 522 công ty con.

Lịch sử Toyota

Năm 1933, Toyoda Automatic Loom Works (Nhà máy dệt tự động Toyoda) thành lập một công ty con mới chuyên sản xuất xe hơi dưới sự lãnh đạo của con trai sáng lập viên công ty là Kiichiro Toyoda. Năm 1929 ông Kiichiro Toyoda đã cất công sang Châu Âu và Hoa Kỳ để tìm hiểu ngành sản xuất xe hơi và năm 1930 ông bắt đầu nghiên cứu động cơ chạy xăng. Chính phủ Nhật Bản đã khuyến khích Toyoda Automatic Loom Works phát triển ngành sản xuất xe hơi trong tình hình nước Nhật cần phát triển ngành sản xuất ô tô trong nước một phần do tình trạng khan hiếm tiền trên toàn thế giới và một phần do cuộc chiến tranh với Trung Quốc.

Năm 1934 công ty con này đã sản xuất thành công Động cơ kiểu A đầu tiên và tháng 5 năm 1935 động cơ này được sử dụng cho loại xe khách Model A1 đầu tiên và tháng 8 cùng năm đó nó được sử dụng cho xe tải loại G1. Công việc sản xuất xe khách Kiểu AA được bắt đầu năm 1936. Những chiếc xe mới ra đời này đặc biệt giống dòng xe Dodge Power Wagon và Chevrolet, và thực tế có một số bộ phận có thể được thay thế bằng một số bộ phận xe hơi nguyên bản của Hoa Kỳ.

Mặc dù ai cũng biết Tập Đoàn Toyota nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất xe hơi nhưng họ vẫn đang tiếp tục kinh doanh trong ngành dệt và sản xuất máy dệt tự động nay được máy tính hóa và máy may điện được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Năm 1937 Công ty Motor Toyota được thành lập là công ty độc lập và riêng biệt. Mặc dù tên gia đình sáng lập viên là Toyoda, nhưng công ty này đã được đổi tên nhằm mục đích tăng cường sự tách biệt công việc của các sáng lập viên khỏi cuộc sống gia đình, đơn giản hóa cách gọi tên công ty, và bắt đầu tên công ty bằng một từ may mắn. Ở Nhật, từ Toyota được coi là may mắn hơn từ Toyoda vì theo quan niệm của người Nhật số tám đuợc coi là con số may mắn và con số 8 tạo thành các nét bút để viết thành từ Toyota trong chữ katakana của Nhật.

Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai, công ty này chuyên sản xuất xe tải cho Quân đội Hoàng Gia Nhật. Vì tình trạng khan hiếm nguyên liệu trầm trọng ở Nhật, xe tải cho quân đội được chế tạo đơn giản nhất ở mức có thể. Ví dụ, xe chỉ có một đèn pha ở giữa mui xe. Chiến tranh kết thúc nhanh trước khi xảy ra đợt dội bom của Quân đồng minh xuống các nhà máy của Toyota ở Aichi.

Sau chiến tranh, năm 1947 ngành sản xuất xe khách thương mại bắt đầu với việc cho ra đời kiểu xe SA. Năm 1950, một công ty bán hàng độc lập là Toyota Motor Sales Co., được thành lập (công ty này hoạt động đến tận tháng 7 năm 1982). Tháng 4 năm 1956, chuỗi các đại lý bán hàng Toyopet được thiết lập. Ngay năm sau, những chiếc xe hiệu Toyota Crown đầu tiên của Nhật đã được xuất khẩu sang Hoa Kỳ và các chi nhánh của Toyota ở Hoa Kỳ và Braxin là Toyota Motor Sales Inc. và Toyota do Brasil S.A., cũng được thành lập.

Vào những năm 1960 của thế kỷ trước hãng Toyota bắt đầu mở rộng bằng việc thành lập một cơ sở nghiên cứu và phát triển mới, một cơ sở ở Thái Lan được thành lập, kiểu xe thứ 10 triệu đã ra đời, Giải thưởng Deming Prize và việc cộng tác với hãng Hino Motors,  Daihatsu cũng đã được thiết lập. Chiếc xe hơi hiệu Toyota được sản xuất ngoài nước Nhật đầu tiên  vào tháng 4 năm 1963 tại Port Melbourne ở Australia. Cuối những năm 60 đó, Toyota đã có mặt trên toàn thế giới và lúc đó công ty này đã xuất khẩu chiếc xe thứ một triệu.

Tổng quan về Tập đoàn Toyota

Công ty Motor Toyota được trao giải nhất về Quản Lý Chất Lượng Nhật Bản vào đầu những năm 70 của thế kỷ trước và bắt đầu tham gia vào lĩnh vực rộng lớn là xe thể thao. Do cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, khách hàng ở thị trường béo bở Hoa Kỳ bắt đầu quay sang dùng loại xe hơi nhỏ hơn ít tiêu tốn nhiên liệu. Các nhà sản xuất xe hơi Hoa Kỳ đã coi loại xe tiết kiệm này là sản phẩm “entry level” (mức được chấp nhận) và những chiếc xe này không được sản xuất với chất lượng cao để Công ty giữ mức giá thấp cho khách hàng. Tuy nhiên, khách hàng Nhật Bản xưa nay đều có nhu cầu dùng loại xe hơi nhỏ tiết kiệm nhiên liệu được sản xuất có chất lượng cao. Vì lý do này, vào những năm 70 của thế kỷ trước, các công ty như Toyota, Honda, và Nissan đã có mặt rộng khắp trên toàn Bắc Mỹ.

Vào năm 1982, công ty Toyota Motor và Toyota Motor Sales sáp nhập thành Tập đoàn Toyota Motor. Hai năm sau đó Toyota gia nhập một công ty liên doanh với GM có tên là Tập đoàn sản xuất ô tô NUMMI- New United Motor Manufacturing, Inc, điều hành một nhà máy sản xuất ô tô ở Fremont, California. Đó là một nhà máy sản xuất ô tô cũ của hãng General Motors đã đóng cửa nhiều năm. Sau đó Toyota bắt tay vào việc cho ra đời các nhãn hiệu xe mới vào những năm cuối thập kỉ 80 của thể kỷ trước, và tung ra thị trường dòng xe sang trọng Lexus vào năm 1989.

Vào những năm 90, Toyota bắt đầu mở rộng chi nhánh từ chủ yếu sản xuất loại xe kiểu dáng gọn nhẹ (compact car) sang sản xuất thêm nhiều loại xe lớn hơn, sang trọng hơn, bao gồm các xe tải chuyên chở trọng tải lớn T100 (và sau này là Toyota Tundra), một số dòng  xe SUV, phiên bản xe thể thao của dòng Cary mang tên Camry Solara, và xe mang nhãn hiệu Scion, giá cả hợp lí nhưng vẫn mang dáng vẻ thể thao, đặc biệt hướng tới người tiêu dùng là giới trẻ. Toyota cũng bắt đầu sản xuất loại xe ô tô hybrid (xe kết hợp ít nhất là hai dạng máy ) bán chạy nhất thế giới Toyota Prius vào năm 1997.

Với thành công của Toyota Team Europe đã tạo ra uy tín của Toyota tại thị trường châu Âu, Tập đoàn đã quyết định thành lập Công ty Công nghệ và Tiếp thị Ô tô Toyota châu Âu (TMME), nhằm hỗ trợ quảng bá các loại xe ở lục địa này. Hai năm sau đó, Toyota xây dựng một cơ sở mới tại Anh, mang tên TMUK vì các tài xế Anh rất chuộng xe ô tô của công ty. Các cơ sở ở Ấn độ, Virginia và Tianjin cũng được thành lập. Năm 1999 công ty quyết định niêm yết tên mình tại sở Giao Dịch  Chứng Khoán Luân Đôn và New York.

Với doanh số bán hàng lên đến hơn 30 triệu chiếc, Toyota Corolla trở thành dòng xe bán chạy nhất trên thế giới.

Vào năm 2001, Toyota’s Toyo Trust and Banking (Quỹ tín thác và Ngân hàng Toyo của Toyota sáp nhập thành UFJ-United Financials của Nhật Bản. Quỹ này đã bị chính phủ Nhật buộc tội tham nhũng vì đã cho các tổ chức tội phạm Yakura vay tiền, các quan chức lãnh đạo thì bị buộc tội cản trở công việc thanh tra của Cơ quan thanh tra tài chính. UFJ bị liệt vào danh sách những tổ chức thua lỗ nhiều nhất thế giới và chủ tịch của Toyota đóng vai trò là một giám đốc do tờ Fortune Magazine bình xét. Vào thời điểm đó, UFJ là một trong các cổ đông lớn nhất của Toyota. Chính do cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Nhật mà một lần nữa UFJ lại được sáp nhập trở thành tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ.

Vào năm 2002, Toyota gia nhập nhóm Công thức một (Formula One) và thành lập liên doanh với các công ty ô tô của Pháp như Citroën và Peugeot, một năm sau Toyota bắt đầu sản xuất ô tô tại Pháp. 

Vào ngày 7 tháng 12 năm 2004, một tờ báo Mỹ đưa tin Toyota sẽ đưa ra thị trường dòng xe Sirius có gắn radio vệ tinh (Sirius Satellite Radios). Tuy nhiên, cho đến mãi ngày 27 tháng 2 năm 2007, các trang thiết bị cần cho việc sản xuất xe Sirius Satellite Radio và XM Satellite radio vẫn chưa có trong các xưởng sản xuất. Trong khi báo chí liệt kê chín mẫu xe thì tại Mỹ chỉ có một số mẫu đuợc bán ở Hoa Kỳ. Cho đến năm 2008, tất cả các mẫu của Toyota và Scion mới đưa ra các tiêu chuẩn hoặc có các trang thiết bị dùng cho sản xuất xe ô tô gắn radio XM. Các công ty kinh doanh loại xe Lexus đã và đang cung cấp các trang thiết bị cho việc sản xuất ô tô có gắn radio vệ tinh cho loại xe này kể từ năm 2005, bổ sung các mẫu xe gắn radio vệ tinh của công ty.

Năm 2007, Toyota đã cho ra đời phiên bản mới loại xe tải trọng tải lớn Toyota Tundra, sản xuất tại hai nhà máy ở Mỹ, một ở Texas và một ở Indiana. Tờ "Motor Trend" đã bình chọn xe Tundra là “xe tải của năm” ("Truck of the Year,") và xe Toyota Camry 2007 là xe ô tô của năm ("Car of the Year") trong năm 2007. Toyota cũng bắt đầu xây dựng hai nhà máy mới, một sản xuất xe Toyota Rav4 ở Woodstock, Ontario và một sản xuất xe Toyota Highlander ở Blue Springs, Mississippi.

Triết lý của Tập đoàn Toyota

Triết lý quản lý của Tập đoàn Toyota đã được xây dựng từ lịch sử hình thành của tập đoàn và đã được thể hiện trong các cụm từ:  “Sản xuất tinh gọn” (nhóm phương pháp, hiện đang được áp dụng ngày càng rộng rãi trên khắp thế giới, nhằm loại bỏ sự lãng phí và những bất hợp lý trong quy trình sản xuất, để có chi phí thấp hơn và tính cạnh tranh cao hơn cho nhà sản xuất) và “Sản xuất kịp thời” là phuơng tiện để phát triển.Triết lý của Toyota gồm bốn phần:

1. Tư duy tầm xa làm cơ sở cho các quyết định quản lý

2. Phương pháp giải quyết vấn đề

3. Gia tăng giá trị cho tổ chức bằng phát triển nguồn nhân lực của mình

4. Công nhận rằng việc giải quyết liên tục căn nguyên của vấn đề  là quá trình học hỏi của tổ chức.

Triết lý của Toyota hợp nhất Hệ thống sản xuất Toyota.

Toyota từ lâu đã nổi tiếng là tập đoàn công nghiệp hàng đầu trong ngành chế tạo và sản xuất. Người ta đã tìm thấy ba câu chuyện về lịch sử hình thành các triết lý của tập đoàn này: một là họ đã nghiên cứu  hệ thống phân phối kịp thời của Piggly-Wiggly , hai là họ đã làm theo phong cách của W. Edwards Deming, và ba là họ đã có được các nguyên lý này từ chương trình huấn luyện quân đội. Có thể ba giả thuyết trên đều đúng. Bất kể nguồn gốc của chúng là thế nào thì các nguyên lý này được cũng được thể hiện trong triết lý quản lý của Toyota, Đường lối của Toyota như sau:

1. Đưa ra các quyết định quản lý dựa trên một triết lý dài hạn, dù phải hy sinh những mục tiêu tài chính ngắn hạn.

2. Tạo ra một chuỗi quy trình liên tục nhằm làm bộc lộ các sai sót.

3. Sử dụng hệ thống kéo để tránh sản xuất thừa.

4. Bình chuẩn hóa và ổn định khối lượng công việc (Heijunka). Xây dựng thói quen biết dừng lại để giải quyết vấn đề nhằm đạt đến chất lượng tốt ngay từ ban đầu.

5. Chuẩn hóa các nghiệp vụ là nền tảng của sự cải tiến liên tục, cùng với việc giao quyền cho nhân viên.

6. Sử dụng quản lý trực quan để không có vấn đề nào bị che khuất.

7. Chỉ áp dụng các công nghệ tin cậy và đã được kiểm chứng toàn diện, để phục vụ cho các quy trình và con người của công ty.

8. Phát triển những nhà lãnh đạo, người hiểu thấu đáo công việc, sống cùng triết lý và truyền đạt lại cho người khác.

9. Phát triển những cá nhân và tập thể xuất sắc có thể tuân thủ triết lý của công ty.

10. Tôn trọng mạng lưới đối tác và các nhà cung cấp bằng cách thử thách họ và giúp họ cải tiến.

11. Đích thân đi đến và xem xét hiện trường để hiểu tường tận tình hình (Genchi Genbutsu).

12. Ra quyết định không vội vã, có thông qua sự đồng thuận và xem xét kỹ lưỡng mọi khả năng,rồi nhanh chóng thực hiện (Nemawashi).

13. Trở thành một tổ chức học hỏi bằng việc không ngừng tự phê bình (Hansei) và cải tiến liên tục.

Hoạt động sản xuất kinh doanh

Toyota đã phát triển lớn mạnh, trở thành một tập đoàn xuyên quốc gia, từ đó mở rộng sang các thị trường khác trên thế giới. Đầu năm 2007, Toyota là nhà sản xuất ô tô lớn nhất và đồng thời đạt doanh thu cao nhất thế giới (11 tỉ đô la Mỹ trong năm 2006), tăng doanh số bán hàng trên đất Mỹ cùng với các hãng khác. Các trụ sở chính của Toyota được đặt tại Aichi, Toyota, Nhật Bản. Dịch vụ tài chính Toyota (Toyota Financial Services), một thương hiệu con của Toyota, chuyên trách về tài chính, đồng thời tham gia vào một số hoạt động khác của công ty.

Các thương hiệu của Toyota bao gồm Scion, Lexus  và công ty nằm trong tập đoàn Toyota. Toyota cũng nắm giữ phần lớn cổ phần của Daihatsu, khoảng 8,7% cổ phần của Fuji Heavy Industries, hãng sản xuất xe Subaru. Đó là chưa kể đến 5,9% cổ phần trong công ty trách nhiệm hữu hạn Isuzu Motors mua ngày 7 tháng 11 năm 2006. Toyota đã nắm được công nghệ điêzen và dự kiến áp dụng vào sản phẩm của mình.

Toyota đã áp dụng các công nghệ mới vào trong sản xuất, chế tạo ra một trong những xe xăng điện trọng tải lớn đầu tiên với doanh số bán hàng đạt một triệu sản phẩm trên toàn thế giới (theo thống kê ngày 7 tháng 6 năm 2007), hay như Advanced Parking Guidance System  (hệ thống đánh lửa tự động), bộ điều khiển tự động bằng điện bốn tốc độ, dùng các nút điều chỉnh năng lượng và hệ thống truyền dẫn tự động 8 tốc độ. Xe ô tô của Toyota và các thương hiệu con như Lexus và Scion gần như luôn dẫn đầu trong các cuộc kiểm định chất lượng và độ tin cậy chủ yếu của J.D. Power và trong các bản báo cáo về ý kiến của người tiêu dùng. 

Trong năm 2005, Toyota cùng với công ty Daihatsu, trong đó có một nửa cổ phần của Toyota, sản xuất 8,5 triệu xe, ít hơn GM khoảng 500 nghìn sản phẩm cùng kì. Toyota không những chiếm một thị phần lớn ở Mỹ mà còn có thị trường nhỏ hơn ở châu Âu. Các sản phẩm của Toyota còn có mặt tại châu Phi, và là thương hiệu hàng đầu tại Úc. Nhờ có thương hiệu Daihatsu, Toyota còn chiếm thị phần đáng kể ở các nước Đông Nam Á đang phát triển với tốc độ cao.

Trong Fortune Global 500, Toyota Motor là công ty lớn thứ sáu trên thế giới. Kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2001, công ty này đã có được chỗ đứng tại thị trường Mỹ. Toyota cũng cạnh tranh ở thị trường châu Âu. Tại đây thương hiệu Lexus chiếm 3/10 trên 1% thị phần, so với 2% thị phần tại Mỹ dưới cương vị là thương hiệu dẫn đầu tại đây.

Trong 3 tháng đầu năm 2007, Toyota cùng với công ty ô tôDaihatsu, mà trong đó có một nửa cổ phần của Toyota, công bố doanh số bán hàng lớn nhất từ trước đến nay đạt 2348 sản phẩm. Con số này tăng khoảng 9,2% chủ yếu do nhu cầu loại xe hòm kính 4 cửa Corolla và Camry tăng. Chính sự khác biệt về hiệu suất đã làm nhu cầu đối với xe tiết kiệm nhiên liệu tăng vọt. Vào tháng 11 năm 2006, công ty sản xuất ô tôToyota tại Texas (Toyota Motor Manufacturing Texas) đã xây dựng thêm một nhà máy tại San Antonio. Chất lượng sản phẩm của Toyota có một số vấn đề; thêm vào đó Toyota bị chính phủ nhắc nhở về hoạt động của mình. Hiện tại thị phần của Toyota tại thị trường Mỹ vẫn là 16% và chỉ đứng thứ hai sau GM về số lượng sản phẩm. Toyota Century là xe công du của hoàng gia Nhật, mang tên là Hoàng đế Nhật Akihito (Emperor of Japan Akihito).

Có mặt trên khắp thế giới

Các cơ sở sản xuất của Toyota có mặt khắp nơi trên thế giới, chế tạo hoặc lắp ráp các loại xe ở thị trường trong nước, kể cả Corolla. Các nhà máy đặt tại Nhật, Úc, Canada, Indonesia, Ba Lan, Nam Mỹ, Thổ Nhĩ Kì, Anh, Mỹ, Pháp, Brazil và gần đây là  Pakistan, Argentina, cộng hòa Séc, Mexico, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Venezuela, Philipin và Nga.   

Vào năm 2002, Toyota bắt tay vào đề án Xe đa năng cải tiến quốc tế ("Innovative International Multi-purpose vehicle" (IMV)) nhằm thu gọn hệ thống sản xuất và cung ứng xe tải và xe đa năng, đồng thời đáp ứng nhu cầu ở hơn 140 quốc gia trên toàn thế giới. Dự án này khuyến khích việc sản xuất động cơ diesel tại Thái Lan, động cơ xăng tại Indonesia và hệ thống truyền dẫn cơ tại Philipin nhằm cung cấp cho các nước sản xuất xe trên thế giới. Đối với khâu lắp ráp, Toyota sử dụng các nhà máy tại Thái Lan, Indonesia, Argentina và Nam Phi. Bốn cơ sở sản xuất và xuất khấu chính thực hiện đề án này cung ứng cho các thị trường châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Đại Dương, Mỹ La  Tinh, và vùng Trung Đông ba dòng xe : Toyota Hilux (Vigo), Toyota Fortuner, và Toyota Innova.

Toyota Aurion được sản xuất tại nhiều nhà máy trên thế giới bao gồm Altona, Victoria ở Australia.

Toyota đã và đang đầu tư sản xuất các loại xe đốt hoàn toàn nhiên liệu và thải khí sạch như Toyota Prius, dựa trên công nghệ Hybrid Synergy Drive (Truyền động kết hợp từ 2 dạng máy trở lên). Vào năm 2002, Toyota đã thử nghiệm thành công phiên bản mới của xe RAV4 sử dụng pin nhiên liệu hydro. Tạp chí khoa học của Mỹ đã bình chọn Toyota đạt danh hiệu Business Brainwave (Sáng kiến Kinh doanh) của năm 2003 vì đã đưa ra thị trường kiểu xe kết hợp hai dạng máy như xe xăng điện, xe đạp máy… với giá cả phù hợp.

Toyota Bắc Mỹ

Toyota Bắc Mỹ có trụ sở tại thành phố New York và hoạt động kinh doanh như là một công ty chủ quản ở đây. Trụ sở sản xuất của nó đặt tại Erlanger, thuộc bang Kentucky và được biết đến như Công ty Bắc Mỹ sản xuất và thiết kế ô tô của Toyota hay TEMA. 

Toyota có mặt khắp nơi ở Mỹ với 5 công ty lắp ráp chính ở Huntsville, bang Alabama; Georgetown, bang Kentucky; Princeton, bang Indiana; San Antonio, bang Texas; Buffalo, bang tây Virginia; và một công ty mới đang được xây dựng ở Blue Springs, bang Mississippi. Toyota cũng hợp tác liên doanh với hãng General Motors ở New United Motor Manufacturing Inc.(NUMMI), ở Fremont, CA từ năm 1984, và với Subaru ở Tập đoàn Ôtô Subaru Indiana (SIA), ở Lafayette, IN bắt đầu từ năm 2006. Việc xây dựng một công ty sản xuất mới ở Tupelo, bang Mississppi dự tính hoàn thành vào năm 2010; công ty này khi hoàn thành sẽ sản xuất loại xe Toyota Highlander. Bắc Mỹ là thị trường ô tô chính của Toyota. 

Những công ty lắp rắp này sản xuất nhiều loại xe trong đó có loại xe Toyota Camry và loại Toyota Tundra 2007. Toyota sử dụng rất nhiều khẩu hiệu trên các kênh truyền hình thương mại Mỹ như là It's time to move forward (Đã đến lúc tiến lên phía trước), Smart way to keep moving forward (cách thông minh để luôn tiến về phía trước), hay Moving forward (Hướng tới tương lai). Công ty đã tiến hành sản xuất những xe tải lớn như chiếc Toyota Tundra thế hệ mới nhằm mở rộng thị trường xe tải lớn ở Mỹ. Toyota cũng đang đẩy mạnh sản xuất những chiếc xe hybrid (Kiểu xe có phần động lực được thiết kế kết hợp từ 2 dạng máy trở lên.) ở Mỹ như xe  Toyota Prius, Toyota Camry Hybrid, Highlander Hybrid và nhiều sản phẩm của Lesus. Toyota đã bán những chiếc xe hybrid với số lượng lớn hơn bất kỳ công ty nào khác ở thị trường này.

Hoạt động đầu tư và số lượng nhân công ở Mỹ

Công ty Toyota  đã thuê trực tiếp khoảng 34.675 công nhân ở Mỹ, đầu tư 15,5 tỷ đô la, sản xuất 1,2 triệu xe sử dụng linh kiện của Mỹ và nước ngoài, đã bán 2,54 triệu chiếc xe và quyên góp 340 triệu đô la cho các hoạt động từ thiện. Mỗi năm, công ty  chi 2,9 tỷ đô la tiền lương ở tất cả 10 công ty, và mua hết 28 tỷ đô la vật liệu phụ tùng từ 30 bang của Mỹ. Do nhu cầu và chi tiêu của Toyota từ các nhà cung ứng, công ty đã tạo ra khoảng 386.000 việc làm ở Mỹ. Năm 2007, công ty đã kỷ niệm 50 năm hoạt động ở Mỹ.

Công nghệ hybrid (kết hợp hai dạng máy)

Toyota là một trong những công ty lớn nhất đã đưa xe hybrid vào thị trường và cũng là công ty đầu tiên tiến hành sản xuất hàng loạt và bán các xe loại này, ví dụ như xe Toyota Prius. Cuối cùng, Công ty đã ứng dụng giải pháp này trên những loại xe chủ chốt nhỏ hơn như Camry và sau đó với chi nhánh Lexus đã tạo ra những chiếc xe hybrid sang trọng. Công ty đã ứng dụng công nghệ Hybrid Synergy Drive vào những chiếc xe của mình và Lexus Hybrid Drive vào những chiếc xe phiên bản của Lexus.

Loại Prius đã trở thành loại xe hybrid bán chạy nhất ở Mỹ. Toyota hiện tại có 3 loại xe hybrid là: Prius, Highlander, và Camry. Toyota Sienna, loại xe nhỏ rất được ưa chuộng sẽ trở thành loại xe hybrid vào năm 2010, và tới năm 2030 Toyota dự kiến đưa ra một dòng xe gồm đầy đủ xe con, xe tải và SUVs ứng dụng giải pháp  Hybrid Synergy Drive.

Cho đến nay động cơ Hybrid Synergy là động cơ thân thiện với môi trường nhất trong ngành xe hơi. Hơn 1 triệu chiếc xe loại này đã được bán. Giám đốc kinh doanh của Toyota đã cam kết dể tạo ra mỗi chiếc xe loại Toyota đều là một chiếc xe hybrid (Mặc dù không phải toàn bộ loại xe hybrid có thể được bán ở Mỹ.)

Lesus cũng có dòng xe hybrid của mình gồm GS 45h, RX 400h và vào năm 2007 giới thiệu loại LS 600h/LS 600h L.

Sau khi hãng General Motors thông báo sẽ sản xuất loại xe nạp điện sử dụng công nghệ hybrid Chevrolet Volt, Toyota cũng công bố sẽ sản xuất xe loại này. Toyota đang thử nghiệm mẫu xe "Toyota Plug-in HV' ở Nhật, Mỹ và châu âu. Giống như loại Volt của GM, nó sử dụng một bộ pin ‘lithiumion’. Loại PHEV có thể có tác động đến môi trường ít hơn bất cứ loại xe hybrid nào hiện nay.

Nguồn: XuatKhauLaoDong.net